Sơ đồ về các Vật liệu lọc nước làm bể lọc nước hộ gia đình
Đối với những nơi nước nhiễm sắt nhẹ: Lúc mới bơm ra thoáng có mùi tanh, để sau khoảng 2h sử dụng thì không còn mùi tanh nữa. Nhưng trên bề mặt bình chứa có màu lớp váng mỏng màu vàng, màu gạch cua, để lâu thấy có một lớp bùn màu vàng dưới đáy bể. Bạn có thể kiểm tra lại trường hợp này bằng cách đơn giản là lấy 1 cốc nước chè đỏ vào cốc nước giếng khoan , cốc nước đó sẽ ngả màu đen. Khi nước ngầm, nước giếng khoan
có mùi tanh, khi để lắng có màu vàng, màu gạch cua… vòi nước, những vật dụng kim loại nhanh chóng bị hoen ố và han gỉ... Đó là dấu hiệu nguồn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm sắt. Tùy theo mức độ nhẹ nặng hay nhẹ mà chúng ta có những phương án xử lý nước khác nhau.Nhưng tại sao để 1 lúc mùi tanh không còn. Bởi do tính chất của sắt. Khi mới bơm ra nước sắt trong nước là sắt 2 (Fe
+2 ) để 1 lúc trong môi trường không khí sắt 2 (Fe
+2)tác dụng với oxi ngoài không khí tạo thành sắt 3(Fe
+3 ).
Trong trường hợp này bạn có thể xử lý đơn giản bằng cách tạo giàn mưa, nước đầu vào cho đi qua hệ thống giàn mưa làm tăng sự hấp thụ oxi của sắt 2. Giàn mưa bạn có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC đục lỗ cứ cách 3cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại. Bên dưới ống bố trí bể với vật liệu lọc: Than hoa ( hoặc than hoạt tính), sỏi, cát vàng ( hoặc cát thạch anh). Chiều cao giữa ống đục lỗ và bể để 1 khoảng cách 40cm là được Khi nước ngầm, nước giếng khoan có mùi tanh, khi để lắng có màu vàng, màu gạch cua… vòi nước, những vật dụng kim loại nhanh chóng bị hoen ố và han gỉ... Đó là dấu hiệu nguồn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm sắt. Tùy theo mức độ nhẹ nặng hay nhẹ mà chúng ta có những phương án xử lý nước khác nhau.
Đối với những nơi nước nhiễm sắt nặng: Nước bơm ra đã thấy màu vàng, mùi tanh nồng nặc..
Với trường hợp này thì có nhiều cách xử lý khác nhau ( lọc chậm, làm thoáng tiếp xúc, trao đổi ion, khử bằng H2O2, NaOH..) Nhưng ở đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp lọc qua bể lọc. Phương pháp này vừa đơn giản, sử dụng lâu dài và hiều quả cao.
Từ nguồn nước đầu vào các bạn vẫn tạo giàn mưa ( như trường hợp trên). Kích thước bể tùy theo công suất sử dụng của gia đình. Các lớp vật liệu bể được bố trí như hình vẽ bên dưới.
Quy trình lọc của bể: Nước qua giàn mưa xuống bể=> qua lớp cát vàng, cát đen=> qua lớp cát thạch anh, nước được lọc các lớp bụi bẩn, sinh vật nhỏ, phèn..=>Nước thấm qua lớp than hoạt tính. Than hoạt tính có tích chất hấp phụ cao, hấp phụ các chất hữu cơ độc hại, vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các chất khó tan trong nước=> Qua lớp cát mangan hoặc filox=>Qua lớp cát lớn=> sỏi nhỏ=> sỏi lớn để nước qua bể chứa sử dụng.
Tùy theo tính hình thực tế và công suất sử dụng của gia đình bạn cứ 3-6 tháng bạn nên rửa lớp váng vàng đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng. Trường hợp vật liệu quá bẩn thì có thể thay luôn.
Nguồn: Sưu tầm trên internet